Lưu Tiến DũngLuật Sư Thành Viên

    Lưu Tiến Dũng

    Luật Sư Thành Viên
    Hà Nội

    Lĩnh Vực Tư Vấn

    Giải Quyết Tranh Chấp

    Trọng Tài

    Nhượng Quyền Thương Mại

    Luật sư Tiến sỹ Lưu Tiến Dũng, nguyên Thư ký Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, là luật sư thành viên chuyên về tranh tụng và trọng tài của YKVN. LS. TS. Dũng có hơn 30 năm kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại và xây dựng phức tạp. Khi còn làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao, LS. TS. Dũng đã tham mưu cho Chánh án tối cao trong việc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhiều vụ tranh chấp phức tạp và tham gia Tổ giúp việc biên tập Hiến pháp 1992, soạn thảo Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự đầu tiên của Việt Nam.

    LS. TS. Dũng hiện là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

    Năm 2020, LS. TS. Dũng là luật sư đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được Tạp chí Asian Legal Business (ALB) bình chọn là một trong 15 luật sư tranh tụng xuất sắc nhất Châu Á.

    Năm 2023, LS. TS. Lưu Tiến Dũng là người đầu tiên không phải là công chức nhà nước được Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia lựa chọn và đề cử bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    Trước đó, TS. LS. Dũng được Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm làm viên chức của UNDP phụ trách các chương trình về cải cách pháp luật và tư pháp tại Việt Nam từ năm 2001-2007.

    Tại YKVN, TS. LS. Dũng đã đại diện/tư vấn cho một số tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều tranh chấp hợp đồng và tranh chấp thương mại có giá trị nhiều triệu đô la Mỹ trước Tòa án Việt Nam, cũng như theo thủ tục tố tụng trọng tài VIAC, SIAC, Luân đôn, ICC, và GAFTA Mỹ. LS. TS. Dũng cũng từng là luật sư bào chữa cho một cựu bộ trưởng của Việt Nam trong một vụ án kinh tế phức tạp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

    Do có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng và trọng tài, LS. TS. Dũng là một trong những trọng tài viên thường xuyên được lựa chọn tại VIAC. Gần đây, LS. TS. Dũng được Tòa án Trọng tài quốc tế ICC chỉ định là trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa một nhà thầu nước ngoài với một cơ quan của Chính phủ Việt Nam.

    Ngoài ra, LS. TS. Dũng cũng là một trong những hòa giải viên đầu tiên của Việt Nam được Trung tâm Giải quyết tranh chấp hiệu quả (CEDR) tại Luân đôn công nhận. LS. TS. Dũng cũng đang thỉnh giảng tại một số cơ sở đào tạo luật.
    LS. TS. Dũng được Tạp chí Chambers Asia vinh danh là luật sư xếp hạng nhất về giải quyết tranh chấp tại Việt Nam trong nhiều năm qua và gần đây nhất là năm 2022. Năm 2019 LS. TS. Dũng được Benchmark Litigation Asia – Pacific bình chọn là Luật sư của năm và vụ kiện giữa VinaSun và Grab mà LS. TS. Dũng là Trưởng nhóm luật sư bào chữa cho Grab được bình chọn là Vụ việc tiêu biểu của năm.

    Trong năm 2021 và 2022, LS. TS. Dũng được Tạp chí Asia Business Law Journal vinh danh trong bảng xếp hạng 100 luật sư hàng đầu của Việt Nam.

    Học Vấn

    Tiến sỹ Luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011)

    Học giả Draper Hills, Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, Hoa Kỳ (2009)

    Thạc sỹ Luật, Đại học Iowa, Hoa Kỳ (2000)

    Cử nhân Luật, Đại học Quốc gia Kuban, Liên Bang Nga (1989)

    Đoàn Luật Sư Và Hiệp Hội Nghề Nghiệp

    Đoàn Luật sư Hà Nội

    Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Phó Chủ tịch)

    Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (Trọng tài viên)

    Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Trọng tài viên)

    Ủy ban Quốc gia Hiệp hội Luật các nước ASEAN của Việt Nam (Ủy viên)

    Hòa giải viên được Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Hiệu quả của Anh quốc công nhận

    Trung tâm Hòa giải Việt Nam (Hòa giải viên)

    Khoa Luật – Trường Đại học Văn Lang (Giảng viên thỉnh giảng)

    MỘT SỐ VỤ VIỆC TRANH TỤNG, TRỌNG TÀI VÀ VỤ VIỆC TIÊU BIỂU

    • Là luật sư bảo vệ cho Grab trong một vụ tranh chấp nổi tiếng với VinaSun – một công ty taxi lớn nhất của Việt Nam tại Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh;
    • Là luật sư bảo vệ cho Posco VST trong một vụ tranh chấp thương mại trị giá nhiều triệu đô la tại Tòa án thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
    • Thành viên Hội đồng trọng tài của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC trong vụ Tokyu kiện Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và là Chủ tịch/Thành viên Hội đồng Trọng tài giải quyết nhiều tranh chấp hợp đồng xây dựng, mua bán hàng hóa, dịch vụ… tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
    • Là luật sư bảo vệ cho một nhà đầu tư nước ngoài trong một vụ kiện trọng tài đối với một ủy ban nhân dân tỉnh về hợp đồng BT theo mẫu FIDIC về xây dựng đường cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh;
    • Là luật sư bảo vệ cho một nhà thầu chính trước hội đồng trọng tài và tòa án đối với một nhà đầu tư về hợp đồng theo mẫu FIDIC về xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng;
    • Tư vấn cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình đàm phán và giải quyết tranh chấp về hợp đồng xây dựng theo mẫu FIDIC của một tổ hợp các khách sạn và căn hộ cao cấp có trị giá hơn 40 triệu Đô la Mỹ theo thủ tục trọng tài VIAC;
    • Là luật sư bảo vệ quyền lợi cho Bachy Soletanche Việt Nam trước Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam trong vụ việc tranh chấp liên quan đến một hợp đồng xây dựng theo mẫu FIDIC;
    • Là luật sư bảo vệ cho một nhà thầu chính nước ngoài trong một vụ kiện trước Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về Dự án xây dựng Cầu Rào II;
    • Là nhân chứng đưa ra quan điểm về một số vấn đề pháp lý theo pháp luật Việt Nam trước Tòa án Cấp cao Singapore và Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore;
    • Tư vấn tiền tố tụng cho một ngân hàng cổ phần thương mại trong một tranh chấp về bảo lãnh ngân hàng có giá trị hơn 100 triệu đô la;
    • Tư vấn cho Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) trong vụ tranh chấp với Ngân hàng thương mại lớn nhất của Nga (VTB) về thực thi nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng với giá trị hàng triệu USD;
    • Là luật sư trong một vụ việc về công nhận và cho thi hành quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
    • Là luật sư bảo vệ quyền lợi cho một cựu Bộ trưởng của Việt Nam trong một vụ án kinh tế hình sự;
    • Tư vấn và đại diện một số tập đoàn nhà nước Việt Nam như Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí trong một số giao dịch đầu tư, đàm phán và giải quyết một số tranh chấp trong nước và quốc tế;
    • Là luật sư cho Vietcombank Chi nhánh Hải Phòng cùng với luật sư Nigeria trong vụ kiện về bắt giữ hàng hải liên quan đến đòi bồi thường trước Tòa án Cấp cao Lagos Nigeria;
    • Đại diện cho Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bến Kiền trong việc đàm phán và giải quyết thành công các tranh chấp với chủ tàu Hà Lan và nhà thầu phụ trong một hợp đồng đóng tàu trị giá trên 13 triệu Euro theo thủ tục trọng tài Luân Đôn;
    • Đồng đại diện/tư vấn (cùng với luật sư nước ngoài) cho một số tổng công ty nhà nước và tổng công ty tư nhân của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp về thương mại, xây dựng, hàng hải trị giá hàng triệu đô la Mỹ theo thủ tục trọng tài của SIAC, GAFTA 125, VIAC hoặc thủ tục tòa án nước ngoài;
    • Tư vấn cho một công ty bảo hiểm nước ngoài trong việc giải quyết tranh chấp bảo hiểm cho hợp đồng xây dựng một nhà máy lọc dầu;
    • Tư vấn và/hoặc đại diện cho Standard Chartered Bank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam và HSBC trong việc giải quyết các tranh chấp về tín dụng và tài chính;
    • Tư vấn cho McDonald’s, Burger King, Domino Pizza, Carter, Illy Coffee, Eurocar, Hachette Filipachi Presse, Sandlers Systems, Wynham Hotel Group và một số nhà đầu tư quốc tế khác trong các giao dịch nhượng quyền thương mại vào Việt Nam;
    • Tư vấn cho một số nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như Intel, Metro Cash, Verizon, P&G, Amtek, Teva Pharmaceutical Investment, Visa, Reuters, Dow Jones, Sheraton, Hilton Corporations, Hanesbrands, Constella Futures, và Ernst & Young về
      một số vấn đề pháp lý về pháp luật doanh nghiệp và tranh chấp lao động.

    CÁC VỤ VIỆC KHÁC

    • Thành viên một số đoàn chuyên gia quốc tế xây dựng, đánh giá một số Dự án hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan của Việt Nam như Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam.
    • Tham gia giảng dạy một số khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao và chuyên sâu về một số lĩnh vực pháp luật như: Giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Quốc tế, Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Trọng tài Thương mại Quốc tế, Nội luật hóa các cam kết quốc tế, Đàm phán và giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tố tụng trọng tài…

    Giải Thưởng

    2021
    Trong danh sách 100 luật sư hàng đầu của Việt Nam do Tạp chí Asia Business Law Journal (law.asia) bình chọn

    Bằng khen của Bộ trưởng Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc đóng góp thực thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư và Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế

    Một trong 50 Gương sáng pháp luật do Báo Pháp luật Việt Nam vinh danh

    Tác giả của năm do Nhà xuất bản Tư pháp bình chọn

    2020
    Một trong 15 Luật sư tranh tụng xuất sắc nhất Châu Á do Tạp chí Asian Legal Business (ALB) bình chọn

    Trong danh sách 100 luật sư hàng đầu của Việt Nam do Tạp chí Asia Business Law Journal (law.asia) bình chọn

    2019
    Luật Sư Của Năm | Giải Quyết Tranh Chấp | Benchmark Litigation

    2015
    Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tòa án của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    Bằng khen của Bộ trưởng Tư pháp về đóng góp cho sự phát triển của nghề luật Việt Nam

    2006
    Kỷ niệm chương vì sự phát triển Hội Luật gia Việt Nam

    2000
    Giải thưởng Carroll Sample của Đại học Iowa

    Học Bổng

    2017
    Học giả Chương trình đào tạo và bồi dưỡng Tư pháp quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ

    2009
    Học bổng Draper Hills của Đại học Stanford

    2002
    Học bổng Nghiên cứu chính sách phát triển của Tổng thư ký Liên hợp quốc

    1998-2000
    Học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ (1998-2000)

    1997
    Học giả Chương trình khách mời quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

    Thứ Hạng

    Ngôi Sao Tranh Tụng | Tranh Tụng | Benchmark Litigation | 2023, 2022, 2021

    Luật Sư Tiêu Biểu | Trọng Tài | Legal 500 | 2023, 2022
    Luật Sư Tiêu Biểu | Tố Tụng | Legal 500 | 2023, 2022

    Hạng 1 | Giải Quyết Tranh Chấp | Chambers | 2024, 2023, 2022

    Luật Sư Xuất Sắc | Giải Quyết Tranh Chấp | Asialaw | 2024, 2023, 2022

    Top 100 Luật Sư Việt Nam | Asia Business Law Journal | 2022, 2021

    Top 15 Luật Sư Tranh Tụng Châu Á | Asian Legal Business (ALB) | 2021

    Bằng khen của Bộ Tư Pháp về thành tích xuất sắc trong 15 năm triển khai thi hành Luật Luật sư | 2023
    Bằng khen của Bộ Tư Pháp về đóng góp trong quá trình phát triển nghề luật sư và đội ngũ luật sư tại Việt Nam | 2021
    Vinh danh trong “50 Gương Sáng Pháp Luật tại Việt Nam” | Báo Pháp luật Việt Nam đã được Bộ Tư pháp phê duyệt | 2021

    Bằng Khen của Bộ Trưởng Tư Pháp về đóng góp cho sự phát triển của nghề luật Việt Nam | 2015
    Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tòa Án của Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao | 2015

    Kỷ niệm chương vì sự phát triển Hội Luật Gia Việt Nam | 2006

    Giải thưởng Carroll Sample của Đại học Iowa | 2000

    Đánh Giá Khách Quan

    “Luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tố tụng”
    “Một tên tuổi hàng đầu trên thị trường, thường xuyên tư vấn cho các khách hàng quốc tế nổi tiếng về nhiều loại tranh chấp về hợp đồng, bảo hiểm và chống tham nhũng. Luật sư Dũng cũng là trọng tài viên được chỉ định tại VIAC và ICC… am hiểu sâu rộng các vấn đề và nhu cầu của khách hàng.”
    “Luật sư Dũng rất chuyên tâm vào vụ việc và cung cấp cho chúng tôi thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn phù hợp.”
    “Luật sư tố tụng hàng đầu”
    “Luật sư thành viên Lưu Tiến Dũng là luật sư chủ chốt trong cộng đồng luật gia Việt Nam trong nhiều năm qua.”
    (Chambers)

    “Kiến thức của Luật sư Lưu Tiến Dũng và Luật sư Nguyễn Hồng Hà về luật hiện hành và các điều khoản hợp đồng FIDIC, cùng với sự tự tin của họ trong việc bảo vệ các bằng chứng có căn cứ của mình, khiến họ trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác.”
    (Legal 500)

    Sách/Chương trong sách

    1. Án lệ Việt Nam – Phân tích và luận giải – Tập 2 (Từ Án lệ số 44 đến Án lệ số 70), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2024 (tác giả).
    2. Lý giải một số vấn đề của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), NXB Tư pháp, Hà Nội: 2022 (đồng chủ biên).
    3. Án lệ Việt Nam – Phân tích và luận giải – Tập 1 (Từ Án lệ số 01 đến Án lệ số 43), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2021 (tác giả).
    4. 37 Án lđầu tiên của Việt Nam – Phân tích và luận giải, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2020 (tác giả).
    5. Lý giải một số vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội: 2020 (đồng chủ biên).
    6. Xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Thành phố Hồ Chí Minh: 2019 (Bài viết: “Hoàn thiện và thực thi pháp luật trong cuộc cách mạng 4.0 nhìn từ vụ án VinaSun kiện Grab” tr. 73 – 83 (đồng tác giả).
    7. Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2012 (tác giả).
    8. Bình luận khoa học Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2006 (đồng tác giả).
    9. Trợ giúp pháp lý tại Việt Nam: Thực trạng và phương hướng phát triển, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2005 (đồng biên tập).
    10. Đánh giá về thực trạng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2005 (đồng biên tập).
    11. Đánh giá về năng lực của cán bộ tư pháp địa phương, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2005 (đồng biên tập).
    12. Một số vấn đề cơ bản của việc phòng và chống tham nhũng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2004 (đồng tác giả).
    13. Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội: 2004 (đồng tác giả).
    14. Giải quyết các tranh chấp thương mại tại Việt Nam, Quan điểm của Griffin về Luật So sánh và Luật Quốc tế, Vrijie Universiteit, Hà Lan, Tập 4, Số 2, tháng 6 năm 2003; trang 98-106 (tác giả).
    15. Độc lập xét xử tại các nước chuyển đổi, xuất bản của Trung tâm Quản trị dân chủ UNDP Oslo (1/2003), 44 trang; thông tin trực tuyến tại http://www.undp.org/oslocentre/docsjuly03/DungTien%20Luu.pdf (tác giả)
    16. Độc lập xét xử tại Việt Nam, Status Quo Juridisch faculteitsblad, (Hà Lan: tháng 6 năm 2003), tr. 6-12 (tác giả).
    17. Đánh giá nhu cầu pháp lý tại Việt Nam – Xây dựng quyền sở hữu và hợp tác cho cải cách pháp lý (Nghiên cứu điển hình), Tiếp cận sáng kiến tư pháp UNDP châu Á – Thái Bình Dương, 2003 (tác giả).
    18. Soạn thảo pháp luật vì sự tiến bộ và dân chủ xã hội (Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nalin Abeyesekere), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội: 2003 (đồng dịch giả).
    19. Bình luận khoa học Bộ luật dân sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội: 2002 (đồng tác giả).
    20. Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội: 1996 (đồng tác giả).
    21. Bình luận khoa học pháp luật dân sự Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội: 1995 (đồng dịch giả).

    Bài viết tạp chí

    1. “Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án liên quan đến quyền đối với bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam: Thực tiễn xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 202
    2. “Giải thích, áp dụng điều khoản thiệt hại do chậm trễ trong hợp đồng mẫu FIDIC quyển đỏ theo luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14, 2023.
    3. “Kỹ năng tranh tụng của luật sư trong các vụ tranh chấp có yếu tố quốc tế”, Tạp chí Việt Nam hội nhập, số 261 tháng 8, 2022, tr. 38-43.
    4. “Quy định về chỗ ngồi của Luật sư tại phiên tòa – Một yếu tố bảo đảm thực thi nguyên tắc hiến định về tranh tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số đặc biệt 24,
    5. “Xác định giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo việc dân sự hay vụ án dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, 2020.
    6. “Thụ lý và giải quyết yêu cầu xác định phần sở hữu, chia tài sản chung để thi hành án và tranh chấp liên quan đến tài sản thi hành án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2020.
    7. “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam – Thực tiễn, một số phát hiện và kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, 2019.
    8. “Độc lập xét xử trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cho Thẩm phán Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số chuyên đề tháng 9, 2018.
    9. “Các trường phái án lệ trên thế giới: Mô hình nào cho Việt Nam”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, các số 4 tháng 6, số 5 tháng 7 và số 6 tháng 8 năm 2014
    10. “Quyền tư pháp trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi”, Tạp chí Cộng sản, 8-2013.
    11. “Đình chỉ trong tố tụng dân sự”, Tạp chí khoa học pháp lý, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 1(44), 2008.
    12. “Giải thích pháp luật trong hoạt động xét xử tại Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9, 2008.
    13. “Gia nhập WTO – Cảm nghĩ về đổi mới đào tạo pháp lý ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, 2007.
    14. “Tòa án cần độc lập khi xét xử”, Tạp chí Tia sáng, số 11, 2007.
    15. “Pháp luật cạnh tranh nhìn từ góc độ giải quyết tranh chấp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22, 2005, tr. 2-11.
    16. “Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11, 2005, tr. 12-16.
    17. “Bàn về áp dụng pháp luật khi xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, 2005, tr.10-14.
    18. “Công khai và minh bạch hóa quy trình ban hành văn bản pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3, 2005, tr. 27-34.
    19. “Công bố bản án, quyết định của Tòa án – Cảm nhận của Luật sư”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, 2005.
    20. “Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật Common (án lệ) và ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil (dân sự)”, Tập san Thông tin Khoa học xét xử, số 5, 2003, tr. 3-18.
    21. “Việc đào tạo và bồi dưỡng thẩm phán trên thế giới”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, 1996, tr. 23-25, và số 8, 1996) tr. 16-23.
    22. “Giao dịch dân sự vô hiệu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6, 1995.
    23. “Về một số vấn đề về thừa kế của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5, 1994, tr. 18-20.
    24. “Phá sản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, 1993, tr. 10-14 và số 1, 1994, tr. 7-10.
    25. “Xung quanh vấn đề sửa đổi nội dung kháng nghị, rút kháng nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, 1992, tr. 21-22.
    26. “Trách nhiệm đối với thiệt hại do người chưa thành niên gây ra”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 1992, tr. 7-10.
    27. “Chủ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9, 1991, tr. 8-11.
    28. “Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động tố tụng của Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7, 1991, tr. 15-16.
    29. “Điều kiện phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, 1991, tr.9-12.
    30. “Một số ý kiến về Pháp lệnh Nhà ở và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11, 1991, tr. 2-5.
    31. “Giải quyết các tranh chấp kinh tế và thương mại”, Tạp chí Thương mại, số 12, 1991, tr. 11-
    32. “Hợp đồng vô hiệu”, Tạp chí Kinh doanh và Pháp luật, số 1, 1991; tr. 13-

    Đề tài nghiên cứu khoa học

    1. “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo thủ tục rút gọn”, Chuyên đề trong Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 7-2013.
    2. “Mô hình tố tụng dân sự trên thế giới”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học của Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, 2013.
    3. “Nhận diện chung về các trường phái án lệ trên thế giới”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao, 2011.
    4. “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao, 2011.
    5. “Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ – Nhìn từ khía cạnh liên quan đến thực thi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ”, Chuyên đề trong đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp, 2003.
    6. “Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật Common (án lệ) và ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil (dân sự)”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao, 2001.
    7. “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và các phán quyết của Trọng tài nước ngoài”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao, 1996.
    8. “Vai trò của Tòa án trong quá trình thực thi các nghĩa vụ dân sự”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp, 1996.
    9. “Một số kinh nghiệm nước ngoài về tố tụng dân sự”, Chuyên đề trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao, 1995.
    X
    Contact Us

    Send a message to YKVN

    Not readable? Change text. captcha txt