Giải thích, áp dụng điều khoản thiệt hại do chậm trễ trong hợp đồng mẫu FIDIC Quyển đỏ theo luật Việt Nam

15 Tháng 7, 2023

Giới thiệu

FIDIC (tên gốc tiếng Pháp là “Fédération Internationale des Ingénieurs – Conseils”) là Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn, một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kỹ sư tư vấn trên toàn thế giới, được thành lập vào năm 1913. FIDIC được biết đến nhiều nhất từ các hợp đồng mẫu tiêu chuẩn trong xây dựng. Trong các hợp đồng mẫu FIDIC, ba quyển sách được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất cho các công trình, dự án xây dựng là Quyển đỏ (Điều kiện hợp đồng xây dựng cho công trình xây dựng và kỹ thuật do chủ đầu tư thiết kế), Quyển vàng (Điều kiện hợp đồng cho thiết bị công trình và thiết kế – xây dựng), và Quyển bạc (Điều kiện hợp đồng cho dự án EPC/chìa khóa trao tay), thường được gọi chung là Bộ mẫu Cầu vồng (Rainbow Suite).

Bộ mẫu Cầu vồng tiêu chuẩn được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1999 trên cơ sở cập nhật, điều chỉnh các hợp đồng mẫu FIDIC trước đây. Năm 2017, FIDIC xuất bản phiên bản lần hai cho Bộ mẫu Cầu vồng với nhiều thay đổi, bổ sung so với phiên bản đầu tiên 1999. Năm 2022, FIDIC tái bản Bộ mẫu Cầu vồng 2017 với một số cập nhật nhưng vẫn giữ tên gọi là phiên bản lần hai. Trong bài viết này, các tác giả sẽ chủ yếu đề cập đến Quyển đỏ phiên bản 1999 (“RB/99”) và Quyển đỏ phiên bản 2017 (“RB/17”).

Các hợp đồng mẫu FIDIC được sử dụng phổ biến trong các công trình, dự án xây dựng tại Việt Nam nói chung và bắt buộc phải sử dụng trong các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng. Do đó, các hợp đồng mẫu FIDIC có vai trò cực kỳ quan trọng trong các dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam và như vậy việc giải thích, áp dụng đúng đắn các điều khoản của các hợp đồng mẫu FIDIC theo luật Việt Nam, thường là luật điều chỉnh của hợp đồng, là hết sức cần thiết.

Trong bài này, các tác giả phân tích, giới thiệu khái niệm thiệt hại do chậm trễ (“THDCT”) dùng trong các quy định của RB/99 và RB/17 để kết luận rằng khái niệm THDCT của hợp đồng mẫu FIDIC có thể chưa phù hợp với cơ chế bồi thường thiệt hại theo luật Việt Nam và do vậy, việc giải thích, áp dụng các khái niệm đó trong các hợp đồng do luật Việt Nam điều chỉnh sẽ khó khăn, phức tạp. Dựa trên kinh nghiệm các nước theo hệ thống dân luật, các tác giả cho rằng việc chỉnh sửa các hợp đồng theo mẫu FIDIC do luật Việt Nam điều chỉnh theo hướng tiếp cận của hệ thống dân luật là cần thiết, phù hợp và đúng đắn vì cấu trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đã phù hợp và tương thích với hệ thống dân luật đang được áp dụng để giải quyết vấn đề THDCT. Trên cơ sở đó, nếu các bên trong hợp đồng muốn điều chỉnh điều khoản THDCT để phù hợp hơn với luật Việt Nam thì nên cân nhắc sửa đổi điều khoản này thành một điều khoản phạt vi phạm do chậm trễ bằng cách thay thế cụm từ, khái niệm “thiệt hại do chậm trễ” bằng cụm từ, khái niệm “phạt vi phạm do chậm trễ”.

Bài viết sẽ gồm những phần tiếp theo sau đây: (ii) Việc sử dụng phổ biến các hợp đồng mẫu FIDIC tại Việt Nam; (iii) Giới thiệu khái quát về hợp đồng mẫu FIDIC Quyển đỏ; (iv) Điều khoản THDCT theo hợp đồng mẫu FIDIC Quyển đỏ phiên bản 1999 (RB/99) và phiên bản 2017 (RB/17); (v) Giải thích, áp dụng điều khoản THDCT theo pháp luật Việt Nam; và (vi) Đề xuất chuyển các điều khoản THDCT thành điều khoản phạt vi phạm.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Tác giả

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Ban Truyền thông và Marketing của YKVN:

T: (+84-28) 3 822 3155
marketing@ykvn-law.com

X
Contact Us

Send a message to YKVN

Not readable? Change text. captcha txt