Chambers Asia-Pacific 2023 Guide
Tổng quan Thực tế Giải quyết Tranh chấp tại Việt Nam
20 Tháng 1, 2023
- Điều kiện nền kinh tế hiện tại
Hậu đại dịch, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu tăng nhanh và việc nối lại hoạt động du lịch quốc tế. Quý 3 năm 2022, tăng trưởng GDP đã vượt qua mọi dự báo, đạt 13,67% so với năm trước, nâng mức tăng trưởng 9 tháng lên 8,83%. Lạm phát được kiểm soát ở mức 4%. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP dự kiến đạt mức 7,2% vào năm 2022, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN. Trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine tạo ra yếu tố không chắc chắn đối với triển vọng toàn cầu trong phạm vi ngắn hạn và trung hạn mà Việt Nam và khu vực không thể bỏ qua, triển vọng dài hạn vẫn tươi sáng đối với Việt Nam, là kết quả của quá trình gia tăng dân số liên tục và quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trong mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung thúc đẩy FDI. Trong phạm vi ngắn hạn và trung hạn, cuộc xung đột tại Ukraine tạo ra yếu tố không chắc chắn đối với triển vọng toàn cầu, mà Việt Nam và khu vực ASEAN cần tính đến; trong khi đó, triển vọng dài hạn vẫn tươi sáng đối với Việt Nam, đó là kết quả của quá trình gia tăng dân số liên tục và quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trong mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Giải quyết Tranh chấp tại Việt Nam
Việc nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn theo đó cũng dẫn đến nhiều vụ việc tố tụng hơn trong các lĩnh vực khác nhau. Thật vậy, lợi ích kinh tế chính yếu tạo ra động lực cho việc thực hiện các thủ tục tranh tụng hoặc trọng tài để đạt được kết quả xét xử chung thẩm. Ba lĩnh vực đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể: trọng tài quốc tế, tố tụng thương mại và truy tố tội phạm cổ cồn trắng.
Trong lĩnh vực trọng tài quốc tế, giá trị tranh chấp đã tăng đáng kể lên tới 3 tỷ đô la Mỹ trong một vụ kiện liên quan đến các mỏ dầu khí ngoài khơi. Với một trường hợp khác cũng thuộc mảng dầu, tổng giá trị của các yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố, trong quá trình thương lượng kéo dài 20 năm hoặc hơn, đã vượt quá 310 triệu đô la Mỹ.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) đang dần trở thành cơ quan phổ biến để giải quyết các tranh chấp ngày càng phức tạp hơn. Các vụ việc bao gồm từ tranh chấp phức tạp của các cổ đông trong giao dịch đầu tư trở nên xấu đi, tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong giao dịch liên doanh thất bại, cho đến các giao dịch cơ bản hơn như mua bán hàng hóa. Luật sư Việt Nam xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trong các vụ tranh chấp này. Một luật sư Việt Nam hiện đang trong nhiệm kỳ thứ hai tại Tòa án Trọng tài SIAC.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đang phát triển với tốc độ nhanh. 270 vụ việc mới vào năm 2021, tăng 21% so với năm 2020. 39,2% trong số các vụ việc này liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài hoặc bên có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị tranh chấp và mức độ phức tạp của tranh chấp đồng thời cũng tăng lên. Một vụ việc liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp gần đây đã có tỷ trọng đáng kể về giá trị cũng như uy tín. gần đây, VIAC đã ban hành các hướng dẫn tố tụng để điều chỉnh các thông lệ của VIAC phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Trong mảng tố tụng thương mại, lạm phát giá đất, gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và sự trưởng thành của khu vực đầu tư nước ngoài, đã dẫn đến các vụ kiện tụng ngày càng quan trọng và phức tạp. Chẳng hạn, công ty con tại Việt Nam của một công ty niêm yết tại Indonesia đã thắng kiện, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, để giữ lại lô đất trị giá gần 9 triệu đô la Mỹ mà một công ty Đài Loan đang cố gắng mua với giá thấp hơn nhiều theo các hợp đồng mà các tòa án ở Việt Nam cuối cùng đã xem là vô hiệu. Trong một trường hợp khác, tai nạn cần trục tại cảng mới Hải Phòng đã làm phát sinh cả thủ tục tố tụng tại tòa án và tố tụng hành chính, bao gồm cả cảng container và công ty bảo hiểm, để giải quyết thiệt hại ban đầu vượt quá 20 triệu đô la Mỹ.
Giá đất leo thang cũng là gốc rễ của các vụ truy tố tham nhũng lớn. Vụ việc nổi cộm nhất liên quan đến 156 bất động sản tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Một vụ việc khác liên quan đến bê bối tham nhũng lớn tại tỉnh Bình Dương. Hai vụ bê bối tham nhũng lớn khác liên quan đến hành vi trục lợi trong đại dịch COVID. Vụ việc thứ nhất liên quan đến việc nhập khẩu và phân phối trên toàn quốc bộ kit xét nghiệm COVID với mức giá bị nâng khống. Vụ việc còn lại liên quan đến việc bố trí các chuyến bay hồi hương cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài trong mùa dịch. Nhìn chung, các vụ truy tố này gây chú ý vì số lượng bị cáo liên quan và mức độ phức tạp của các giao dịch được đề cập, cũng như địa vị cấp cao của một số bị cáo.
Các luật sư thành viên của các công ty luật lớn đã bắt đầu xuất hiện trong các vụ án cổ cồn trắng tầm cỡ này, đặc biệt là những vụ án liên quan đến cấu trúc giao dịch phức tạp được thực hiện trong thời gian dài với tư cách là một phần của kế hoạch bị cáo buộc là tham nhũng. Trong một trường hợp, một công ty Việt Nam được xác định là bên mua có thiện chí dựa trên bằng chứng vụ việc và phương thức áp dụng mới của điều khoản Bộ luật Dân sự về xác định khái niệm bên mua ngay tình.
Với những xu hướng chính này, việc giải quyết tranh chấp dự kiến sẽ là nguồn tăng trưởng chính cho thị trường pháp lý Việt Nam trong tương lai gần.
- Sự phát triển của Nhà nước pháp quyền
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực mang lại hệ quả tích cực là sự đẩy mạnh phát triển của pháp quyền. Việc ban hành các bản án cụ thể làm án lệ cho các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bao gồm tất cả các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, là một bước quan trọng trong quá trình phát triển pháp quyền.
Nghị quyết của Hội đồng Tư pháp có hiệu lực pháp luật. Nghị quyết quy định về thủ tục công bố án lệ cũng quy định các tòa án cấp dưới phải áp dụng án lệ đối với “các tình tiết tương tự về mặt pháp lý” và nếu không áp dụng thì phải giải thích quyết định của mình theo quan điểm quyết định vụ án.
Từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành mười ba án lệ trong các lĩnh vực sau: –
Thương mại: 1 –
Dân sự: 5 –
Hình sự: 4 –
Hành chính: 1 –
Luật hôn nhân và gia đình: 1
Các án lệ bổ sung này nâng tổng số án lệ lên 56 án lệ như sau: –
Thương mại: 10 –
Dân sự: 29 –
Hình sự: 10 –
Hành chính: 3 –
Luật hôn nhân và gia đình: 3 –
Lao động: 1
Lĩnh vực án lệ do thẩm phán ban hành ngày càng phát triển này chắc chắn sẽ góp phần tạo nên tính nhất quán cao hơn trong quá trình đưa ra quyết định tư pháp. Tính minh bạch và nhất quán cao hơn có thể cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiến hành tố tụng.
Trên thực tế, các vụ kiện của Việt Nam đã có ảnh hưởng đối với trọng tài quốc tế liên quan đến các tranh chấp do pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Các hội đồng trọng tài quốc tế, bao gồm hầu hết các luật sư không phải là người Việt Nam, sẵn sàng tham vấn hướng dẫn từ các án lệ Việt Nam đã ban hành. Thật vậy, các vụ việc được đệ trình lên hội đồng trọng tài quốc tế cũng đã trích dẫn, ngoài các án lệ chính thức, các vụ việc mà luật sư cho là hữu ích cho nội dung lập luận được trình bày.
Bước tiến cuối cùng đáng được đề cập là việc chậm ban hành nghị quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao quy định hướng dẫn mới để thực hiện các điều khoản được hệ thống hóa của Công ước New York. Trong bối cảnh đại dịch đã gây ra nhiều chậm trễ trong quá trình này, các dự thảo đã được công bố rộng rãi cho thấy rằng, khi được ban hành, nghị quyết chắc chắn sẽ khiến Việt Nam trở thành một quốc gia tài phán thân thiện hơn với thủ tục tố tụng trọng tài.
- Kết luận
Chúng ta có lý do để lạc quan khi tác động từ triển vọng kinh tế chung của Việt Nam vào thời điểm này đối với sự phát triển của mảng giải quyết tranh chấp tại Việt Nam được xem xét cùng với sự phát triển của pháp quyền. Khi đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ là một lĩnh vực đặc biệt, mà một sân chơi bình đẳng và minh bạch hơn sẽ là bước phát triển đáng hoan nghênh.
Tác giả
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Ban Truyền thông và Marketing của YKVN:
T: (+84-28) 3 822 3155
marketing@ykvn-law.com